Bị ốm nghén nặng phải làm sao? Cần lưu ý gì để khắc phục tình trạng ốm nghén kéo dài


Ốm nghén khi mang bầu là hiện tượng thường gặp của các bà mẹ, đặc biệt là những người mới mang thai lần đầu. Nhiều người mẹ sức khỏe yếu, trường hợp ốm nghén nặng khiến các mẹ mệt mỏi, khó chịu, áo lực tâm lý. Vậy nếu bị ốm nghén nặng phải làm sao? Cần lưu ý những điều gì để thai nhi không bị ảnh hưởng?

Bị ốm nghén nặng phải làm sao để khắc phục?

Những biểu hiện của ốm nghén nặng

Thông thường ốm nghén nhẹ các mẹ chỉ gặp các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi và sợ mùi thức ăn. Tuy nhiên, một số bà bầu bị ốm nghén nặng thường nôn ói liên tục, hoa mắt chóng mặt, chẳng buồn ăn uống. Nhiều mẹ nôn khan, nôn mửa nhiều chiếm hết thời gian nghỉ ngơi ăn uống. Trường hợp ốm nghén nặng có thể do cơ thể bà mẹ bị nhiễm đọc thai nghén, nhiều người còn mê sảng, co giật thậm chí viêm tắc ruột, viêm đường tiết niệu khiến tính mạng mẹ bị đe dọa. Nếu để lâu không đi khám nhiều trường hợp thai nhi sẽ suy dinh dưỡng, nhẹ cân thậm chí chết lưu.

Những biểu hiện của ốm nghén

Những mẹ bị ốm nghén nặng phải làm sao?

Tình trạng ốm nghén quá nặng các mẹ  nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Những trường hợp nghén dấu hiệu nôn mửa quá nhiều không hấp thụ được các chất dinh dưỡng các y bác sĩ sẽ bổ sung vào cơ thể người mẹ vitamin B6 giảm buồn nôn và tăng hấp thụ chất sắt, các loại vitamin khác. Một mẹo nhỏ dành cho bà bầu là khi bị ốm nghén các mẹ nên chia đồ ăn ra thành nhiều bữa nhỏ, ăn nhẹ trước khi đi ngủ, uống nước ép cam, cà chua, đu đủ chín để giảm buồn nôn và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ khi mẹ không thể nạp gì vào cơ thể.

Các mẹ bầu hãy bổ sung dinh dưỡng và thường xuyên tập luyện nhé
Thời gian này các mẹ nên chọn ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như súp, cháo, bột,.. vừa dễ ăn lại tốt cho tiêu hóa. Mẹ bầu nên tránh ăn đồ tanh, đồ tái sống để giảm thiểu triệu chứng nôn mửa. Lưu ý khi nôn khan, nôn ói quá nhiều các mẹ sẽ bị rơi vào tình trạng mất nước nên các mẹ bầu cần chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể tránh tình trạng khử nước. Trong 3 tháng đầu tình trạng khử nước sẽ có thể kích thích dạ con co bóp dẫn đến sảy thau. Nến uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để bổ sung vitamin và chất khoáng đầy đủ cho cơ thể.

Các mẹ bầu giảm thiểu ốm nghén nên kết hợp lối sống khoa học, tập luyện thể thao nhẹ mỗi ngày như yoga, đi bộ để cơ thể tăng cường sức đề kháng giúp hấp thụ tốt hơn.
Trên đây là lời giải đáp mẹ bầu bị ốm nghén nặng cần làm gì. Chúc bạn và bé yêu luôn khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc viên mãn.

Chia Sẻ:

Nặc danh

Bình Luận Bài Viết

0 comments so far,add yours